Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016
Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016

Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016

Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, còn được gọi là trưng cầu dân ý EUVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland,là một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào 23 tháng 6 năm 2016 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và lãnh thổ Gibraltar [1][2] để đánh giá sự ủng hộ tiếp tục tư cách thành viên của quốc gia này tại Liên minh châu Âu (EU). Kết quả kiểm phiếu vào cuối ngày cho thấy đa số người dân chọn rời khỏi EU với tỷ lệ khá sít sao - 51.9% phiếu chọn từ bỏ so với 48.1% phiếu chọn ở lại.[3] Thống kê cũng thể hiện một sự phân hoá sâu sắc giữa các xứ trong Vương quốc Liên hiệp, khi hầu hết các điểm bỏ phiếu ở AnhWales đều chọn rời EU, trong khi cử tri Bắc IrelandScotland muốn ở lại Liên minh này.[4]Việc Anh tham gia và hội nhập trong Liên minh châu Âu và các tiền thân của tổ chức nay từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi trong chính giới nước này. Đây là lần thứ hai cử tri tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bỏ phiếu về tư cách thành viên của quốc gia mình trong khối liên minh lớn nhất châu lục này: lần trước đó là vào năm 1975, với 67% cử tri ủng hộ tiếp tục ở lại Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), còn được biết đến với tên gọi Khối Thị trường chung (tiếng Anh: Common Market).[5]Trong vòng vài tháng trước cuộc trưng cầu dân ý rất nhiều tổ chức vận động chính trị, nghiệp đoàn và công đoàn, chính đảng, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông và người nổi tiếng đã tham gia và phát động các chiến dịch truyền thông trong công luận. Trong đó, nhóm vận động chính cho chiến dịch rời khỏi EU là Vote Leave (tiếng Anh: hãy bầu ra khỏi [Châu Âu]), còn những người chủ trương kêu gọi ở lại Liên minh Châu Âu tập trung vào nhóm Britain Stronger in Europe (tiếng Anh: nước Anh mạnh hơn trong lòng Châu Âu).Những người vận động cho nước Anh rút khỏi EU (gọi tắt là Brexit) cho rằng là thành viên, Anh đã phải nhượng bộ chủ quyền của mình với Liên minh châu Âu quá nhiều, mất quyền định đoạn rất nhiều vấn đề của riêng mình; do đó, chỉ khi rời khỏi cơ chế liên minh này, nước Anh sẽ dễ dàng kiểm soát các vấn đề nóng bỏng như nhập cư và người lao động, từ đó giảm gánh nặng lên hệ thống dịch vụ công, nhà ở và việc làm. Đồng thời, khi không còn là thành viên EU nữa, Anh sẽ tiết kiệm hàng tỷ bảng mỗi năm do không phải đóng góp vào ngân sách của liên minh; có thể tự do định đoạt các hợp đồng thương mại tránh sự phiền hà các thiết chế thủ tục quan liêu, tốn kém và đầy nguyên tắc của guồng máy siêu quốc gia hiện tại. Ngược lại những nhà vận động bỏ phiếu ở lại châu Âu bảo lưu quan điểm rằng việc rời EU sẽ làm cho nền kinh tế nước này trở nên bấp bênh hơn và làm suy giảm tiếng nói của London trên trường quốc tế; bên cạnh đó, việc rời EU cũng sẽ phá vỡ các thể chế hợp tác an ninh, thương mại với khu vực nên về lâu dài, Anh sẽ chịu thiệt hại không nhỏ như: gián đoạn đầu tư nước ngoài vào Anh, đồng bảng Anh có nguy cơ rớt giá, giảm nguồn cung việc làm và rủi ro kinh doanh ngày càng lớn.[6]Chỉ vài giờ sau khi kết quả được công bố, thị trường tài chính ghi nhận sự hỗn loạn: thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, giá dầu sụt, các cổ phiếu đều lao dốc thảm hại với khối lượng hơn 2000 tỷ đô la Mỹ bốc hơi chỉ trong ngày 24 tháng 6.[7][8] Đồng euro và đồng bảng Anh lao dốc, trong đó trị giá đồng bảng Anh tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua.[9] S&P cho biết sự kiện này gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế Anh, khiến đánh giá tín dụng của Anh có thể tụt hạng.[7] Thủ tướng David Cameron, người được cho đã đặt cược sinh mệnh chính trị vào cuộc bỏ phiếu, tỏ ra lấy làm tiếc về kết quả không như mong đợi và ngay lập tức tuyên bố từ chức.[10] Một ngày sau đó, chính phủ tự trị Scotland tổ chức cuộc họp nội các khẩn về kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Phát biểu trước báo giới, thủ hiến Nicola Sturgeon đề cập khả năng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi Liên hiệp Anh và tách thành một nước độc lập.[11]

Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016

Kết quả theo địa điểm bỏ phiếu
Kết quả theo địa điểm bỏ phiếu
  Rời     Ở lại
Bỏ phiếu%
Kết quả
Bỏ phiếu%
Rời17.410.742&0000000000000051.89000051,89%
Ở lại16.141.241&0000000000000048.11000048,11%
Phiếu hợp lệ33.551.983&0000000000000099.92000099,92%
Không hợp lệ hoặc phiếu trống26.033&-1000000000000000.0800000,08%
Tổng số phiếu33.578.016100.00%
Cử tri đã đăng ký/đã bỏ phiếu46.501.241&0000000000000072.21000072,21%
Thời gian 23 tháng 6, 2016 (2016-06-23)
Địa điểm Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandGibraltar

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trưng cầu dân ý về tư cách thành viên EU của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, 2016 http://www.bbc.com/news/politics/eu_referendum/res... http://www.bbc.com/news/uk-politics-26538420 http://www.bbc.com/news/uk-politics-34779250 http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/06/160627... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151110... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/02/160220... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/02/160221... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160624... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160625... http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160626...